Mùa nắng nóng, nền nhiệt cao hơn mức trung bình có thể khiến các con vật trung gian truyền bệnh dại phổ biến như chó thường không hoạt động trong những tháng lạnh, có xu hướng hoạt động tích cực hơn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh, cả trong và giữa các loài, đặc biệt là sự tiếp xúc giữa chó dại với con người, bởi chó là loài động vật gần gũi, quen thuộc với con người trên toàn cầu. Nếu bị chó dại cắn có nguy hiểm đến tính mạng không? Tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn có còn hiệu quả không?
Mùa nắng nóng, nền nhiệt cao hơn mức trung bình có thể khiến các con vật trung gian truyền bệnh dại phổ biến như chó thường không hoạt động trong những tháng lạnh, có xu hướng hoạt động tích cực hơn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa động vật bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh, cả trong và giữa các loài, đặc biệt là sự tiếp xúc giữa chó dại với con người, bởi chó là loài động vật gần gũi, quen thuộc với con người trên toàn cầu. Nếu bị chó dại cắn có nguy hiểm đến tính mạng không? Tiêm phòng dại sau khi bị chó dại cắn có còn hiệu quả không?
CÓ THỂ. Nếu sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn được sơ cứu vết thương nhanh chóng, đúng cách, được tiêm vắc xin dự phòng sau phơi nhiễm và huyết thanh kháng dại kịp thời theo chỉ định của bác sĩ, khả năng cao sẽ không bị mắc bệnh dại.
Theo 8 nghiên cứu gần nhất về hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm của Suntharasamai (1986); Chutivongse (1988, 1990); Sehgal (1994); Jaijaroensup (1998); Wang (2000); Quiambao (2008, 2009), 100% bệnh nhân được sống sót sau khi dự phòng sau phơi nhiễm với vết thương độ III được xác định bị cắn bởi thú vật nhiễm bệnh dại.
Bạn cần tiêm phòng dại sau khi tiếp xúc với nguy cơ càng sớm càng tốt, thường trong vòng 48 giờ sau sự cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại. Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừng tiến triển bệnh.
Một phác đồ tiêu chuẩn đã được phát triển để đảm bảo bạn nhận đủ liều tiêm cần thiết. Tuân theo lịch trình tiêm phòng dại và đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ liều nào.
Huyết thanh phòng dại là một phần quan trọng của tiêm phòng dại và được sử dụng khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh dại. Hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và không từ chối việc sử dụng huyết thanh khi được chỉ định.
Nếu bạn bị cắn, hãy thường xuyên kiểm tra vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, và đau, hãy thăm bác sĩ ngay lập tức.
Sau khi bị chó mèo cắn cần tiến hành điều trị dự phòng sớm nhất có thể. Bao gồm vệ sinh vết cắn, tiêm vacxin và huyết thanh theo chỉ định.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng động vật cắn, hoàn cảnh bị cắn, trạng thái vết thương người bị cắn và tình hình bệnh dại trong vùng để đưa ra chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại.
Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh dại và cách xử lý, điều trị kịp thời
Quay trở lại với câu hỏi tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không, các chuyên gia y tế đều khẳng định là không. Vắc xin phòng bệnh dại được bào chế từ virus dại bất hoạt, không còn khả năng gây bệnh. Vắc xin sẽ cho người bệnh tiếp xúc với lượng rất nhỏ virus bất hoạt để sinh miễn dịch chủ động, bảo vệ họ khỏi bị phơi nhiễm với virus dại.
Theo hướng dẫn sử dụng của các loại vắc xin dại được cấp phép trên thị trường hiện nay, vắc xin dại tiêm được cho mọi đối tượng, từ người lớn đến trẻ em. Xưa kia, khi vắc xin phòng bệnh dại mới được phát minh, chúng được sản xuất từ não chuột nên độ tinh khiết không cao. Điều này gây ra các biến chứng về thần kinh như giảm trí nhớ. Nhưng đó không phải là “lời nguyền” mãi mãi khiến ngày nay vẫn nhiều người lo sợ về tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh dại.
Các loại vắc xin dại ngày nay được sản xuất theo công nghệ hiện đại. Không chỉ giúp đáp ứng miễn dịch cao, vắc xin phòng dại thế hệ mới ngày nay còn được kiểm định an toàn và chứng minh không gây hại cho sức khỏe người tiêm. Một số phản ứng phụ thường gặp sau tiêm phòng dại như:
Có thể thấy những phản ứng trên đều là phản ứng thường gặp khi tiêm bất cứ loại vắc xin nào. Và chúng đều tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu xuất hiện các phản ứng mạnh hơn, người tiêm phòng có thể đến cơ sở y tế để được theo dõi. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm cùng lúc cả vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại. Huyết thanh kháng dại sẽ có tác dụng cung cấp miễn dịch thụ động để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus dại.
Nếu bạn bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại, hãy báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Họ sẽ xác định liệu bạn có cần tiêm phòng dại và hướng dẫn bạn về quy trình tiêm.
Bệnh dại lây nhiễm sang người chủ yếu qua vết chó cắn. Khi virus gây bệnh dại xâm nhập vào cơ thể, nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời, virus sẽ nhân lên nhanh chóng rồi tấn công hệ thần kinh trung ương. Thời gian ủ bệnh trong cơ thể người có khi chỉ trong vòng 1 tuần nhưng cũng có khi lên đến hàng năm. Vết chó cắn càng gần các đầu mút dây thần kinh, gần tủy sống, gần não thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Khi bị nhiễm virus dại mà không tiêm vắc xin kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, đau đầu, đau người, mệt mỏi, sưng đau hay ngứa tại vết cắn. Đến khi virus dại tấn công vào não, bệnh nhân sẽ có triệu chứng hoảng loạn, sợ ánh sáng và tiếng ồn, dễ bị kích động, miệng sùi bọt, khó ăn uống, liệt chân tay, liệt hô hấp, co giật rồi tử vong. Tùy trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dại thể cuồng hay thể liệt, các triệu chứng điển hình sẽ khác nhau.
Khoan bàn đến việc tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không, sau khi bị chó dại cắn, tiêm phòng là bắt buộc. Bệnh dại hiện nay chưa có thuốc đặc trị và tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp phòng ngừa duy nhất. Một khi virus đã tấn công hệ thần kinh trung ương và triệu chứng bộc phát, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Như vậy, tiêm vắc xin phòng dại là để cứu lấy mạng sống của bệnh nhân bị chó dại cắn.
Vắc xin bệnh dại có thể được dùng để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm. Phác đồ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được áp dụng cho những đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với con vật mắc bệnh dại như:
Những người nhất định phải tiêm phòng dại trước khi lo lắng tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không là:
Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người dân, tiêm phòng dại cho chó là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.
Dại là bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống, gây ra bởi virus dại. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn từ các con vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là chó. Thậm chí, người mắc bệnh dại có thể do bị chó liếm vào các vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc vào các mô tiết chất nhầy như mắt, mũi, miệng. Bệnh dại là bệnh lý gây ám ảnh vì hiện nay không có biện pháp đặc hiệu chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đưa ra một chẩn đoán mắc bệnh dại cho một người bị chó cắn đồng nghĩa với việc đưa ra một bản án tử hình, như một cái chết báo trước vì tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Phòng bệnh và điều trị dự phòng bệnh bằng vắc-xin phòng dại là biện pháp tốt nhất hiện có để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở những người bị chó cắn. Tiêm phòng dại cho cả người và động vật là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta, áp dụng liều tiêm vắc-xin phòng dại cho chó còn chưa được thực hiện phổ biến. Những người dân có nuôi chó nên được tư vấn và giải thích về lợi ích của vắc-xin dại và khuyến khích đi tiêm phòng dại cho thú cưng của mình một cách đầy đủ. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp đơn giản nhưng có nhiều lợi ích cho việc dự phòng bệnh dại ở cả chó và người nếu không may bị chó cắn.