Giá Cá Tra Tháng 10/2022 Tại Việt Nam

Giá Cá Tra Tháng 10/2022 Tại Việt Nam

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 10

Về thị trường tiêu thụ, tháng 10/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang một số thị trường chính đã bắt đầu xuất hiện tăng trưởng dương 2 con số, điển hình: Trung Quốc, EU, Brazil, Mexico. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 73 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. EU cũng là thị trường tăng trưởng tốt với kim ngạch đạt 28 triệu USD, tăng 15%.

Tính đến hết tháng 10/2023, xuất khẩu cá tra đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, VASEP cho rằng xuất khẩu cá tra đang có tín hiệu khả quan hơn, sau những thông tin tích cực về thị trường Hoa Kỳ. Bởi đây là thị trường tiềm năng lớn cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, xuất khẩu cá tra sang thị trường này gặp nhiều khó khăn do các rào cản kỹ thuật. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phê duyệt cho Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Nếu xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ được thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ.

Thu hoạch cá tra. Ảnh: vasep.com.vn

Kỳ vọng cá tra bức phá vào cuối năm

Không chỉ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, EU, Mỹ,... mà thị trường các nước tham gia CPTPP cũng đang phục hồi trở lại. Trong tháng 11/2023, xuất khẩu cá tra sang các thị trường CPTPP đạt 32 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều thị trường tăng trưởng dương 2 con số như Canada (tăng 16%), Mexico (tăng 25%), Nhật Bản (tăng 75%).

Một số nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của xuất khẩu cá tra sang thị trường CPTPP phải kể đến như:

Nhu cầu tiêu thụ cá tra tại các thị trường này đang tăng lên

Theo VASEP, nhu cầu tiêu thụ cá tra tại thị trường Canada dự kiến sẽ tăng 10% trong năm 2023. Tại thị trường Mexico, nhu cầu tiêu thụ cá tra cũng đang tăng lên do dân số tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng. Tại thị trường Nhật Bản, nhu cầu tiêu thụ cá tra cũng đang tăng lên do người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các sản phẩm cá da trơn.

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: doanhnghiephoinhap.vn

Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức 28.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá tra fillet xuất khẩu cũng đang ở mức cao, khoảng 4,5 - 5 USD/kg. Giá cá tra cao tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp họ có thể tăng lợi nhuận.

Cải thiện sản xuất để nâng cao mặt hàng cá tra

Ngành hàng cá tra Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các giải pháp cải thiện chuỗi sản xuất nuôi trồng, chế biến cung ứng xuất khẩu là điều kiện tất yếu để ngành hàng này có thể tận dụng thời cơ, khai thác tốt nhất tiềm năng xuất khẩu.

Cụ thể, các giải pháp cải thiện chuỗi sản xuất nuôi trồng, chế biến cung ứng xuất khẩu cá tra bao gồm:

Đây là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cá tra nguyên liệu. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi,... Đảm bảo cá tra nguyên liệu đạt chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả cạnh tranh của thị trường nhập khẩu.

Cải thiện mặt hàng cá tra. Ảnh: 2dep.vn

Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cá tra. Các sản phẩm cá tra chế biến cần đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Cần tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm cá tra Việt Nam đến người tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu.

Với những tín hiệu khả quan hiện nay, xuất khẩu cá tra được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023 và năm 2024.

Tiếp tục đà tăng trưởng của quí đầu năm, xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam tiếp tục bùng nổ trong tháng 4-2022. Điều này, góp phần đưa thuỷ sản trở thành điểm sáng trong xuất khẩu những tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu tôm và cá tra tiếp tục “bùng nổ” trong tháng 4-2022. Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) công bố vào hôm nay, 6-5, cho thấy tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh như xu hướng đã diễn ra trước đó.

Theo đó, với mặt hàng cá tra, kim ngạch xuất khẩu tháng 4-2022 đạt 297 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này, góp phần đưa luỹ kế xuất khẩu cá tra bốn tháng đầu năm nay đạt trên 950 triệu đô la Mỹ, tăng đến 94% so với cùng kỳ và đã đạt đến khoảng 60% so với “kỳ vọng” xuất khẩu được đưa ra hồi đầu năm là 1,6 tỉ đô la Mỹ cho năm 2022.

Trong khi đó, với mặt hàng tôm, tháng 4-2022, xuất khẩu đạt 406 triệu đô la Mỹ, tăng 35% so với cùng kỳ, giúp đưa luỹ kế xuất khẩu bốn tháng đầu năm nay đạt 1,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 41,5% so với cùng kỳ.

Theo VASEP, bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản đạt gần 3,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 44,5% so với cùng kỳ, trong đó, riêng tôm và cá tra đạt 2,31 tỉ đô la Mỹ.

Xét về thị trường, thì Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Trong đó, bốn tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu 842 triệu đô la Mỹ, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái; Trung Quốc nhập từ Việt Nam khoảng 578 triệu đô la Mỹ, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, tôm, cá tra và các mặt hàng thuỷ sản khác xuất khẩu sang Mỹ đều ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, với cá tra, thì việc sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao và thuế chống bán phá giá của kỳ xem xét hành chính lần thứ 17 (POR17) có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như giá xuất khẩu tăng…, là những yếu tố khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ “bùng nổ”.

Trong khi đó, với thị trường Trung Quốc, VASEP cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong khi quốc gia này thực hiện chính sách “zero Covid”, khiến xuất khẩu thuỷ sản sang đây bị ách tắc khi nhiều cảng nhập khẩu đóng cửa cũng như việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

“Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng, thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây, bất chấp những thách thức trên”, VASEP cho biết.

Trước đó, quí đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản mang về cho Việt Nam khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đạt 955 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 37% so với cùng kỳ; cá tra đạt 654 triệu đô la Mỹ, tăng 88% so với cùng kỳ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 11/2022 nhìn chung trong mặt bằng 30.000 đồng/kg cho cá cỡ từ 800g-1kg. Các công ty lớn chủ yếu bắt cá trong hệ thống nhà cho các hợp đồng đã ký, ít giao dịch mới. Giá cá tra giống cỡ 28-35 con/kg tại hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL và Đông Nam Bộ tăng 5.000-6.000 đồng/kg so với tháng trước lên mức 37.000 – 39.000 đồng/kg.

Các hộ nuôi và doanh nghiệp tìm mua giống trong khi nguồn giống cỡ lớn khoảng 30 con/kg còn tương đối ít, đẩy giá thị trường tăng. Tăng trưởng xuất khẩu cá tra chậm lại, những tín hiệu thị trường không còn được tích cực như giai đoạn nửa đầu năm. Lạm phát khiến nhu cầu giảm dần qua từng tháng, nhất là tại các thị trường Mỹ, EU, Anh, thậm chí ở cả các thị trường vốn có lợi thế về thuế quan CPTPP hoặc lợi thế về địa lý.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 11/2022 ước đạt 139 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 11 tháng năm 2022 lên 2.187 triệu USD, tăng 61,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu cỡ lớn tại ĐBSCL trong tháng 11/2022 nhích nhẹ sau khi giảm vào cuối tháng trước, các nhà máy chế biến mua hàng chậm trong bối cảnh nguồn cung thấp. Tại Bạc Liêu, giá trung bình tôm sú ướp đá cỡ lớn 20 và 30 con/kg hiện ở mức 300.000 đồng/kg và 240.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với cuối tháng 10. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 40, 60, 70 con/kg lần lượt ở mức 130.000 đồng/kg, 105.000 đồng/kg, 100.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Giá trị xuất khẩu tôm trong tháng 11/2022 ước đạt 321 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm ước đạt 3.840 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 năm 2022 ước đạt 750 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2022 đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 10 tháng năm 2022, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Trong 10 tháng năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng tại tất cả các thị trường. Trong đó, thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh nhất là Trung Quốc (tăng 82,1%).

Về nhập khẩu, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 11 năm 2022 đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 11 tháng năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 10 tháng  năm 2022 chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,9%), In-đô-nê-xi-a (10,1%) và Na Uy (9%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 từ Ấn Độ tăng 18,7%, In-đô-nê-xi-a (tăng100,7%) và Na Uy (tăng 10,9%)./.