Hải Dương Hà Nội

Hải Dương Hà Nội

Căn nhà phố này của khách hàng gồm có 4 tầng và tổng diện tích sàn lên tới 380m2, được xem là khá rộng rãi và thoáng đãng. Do đó gia chủ đã dành riêng một không gian để thiết kế phòng chuyên dùng tiếp khách. Tông màu nâu trầm phủ lên toàn bộ khu vực này, mang lại cảm giác ấm cúng và hơi hướng cổ điển. Bộ sofa bành trướng với thiết kế da nâu bóng loáng, gồm 1 ghế dài và 4 ghế đơn nhỏ. Phần tường cũng được ốp gỗ vân nâu và có chạy những chi tiết đường phào phủ màu vàng đồng. Phần trần nhà, gạch lát sàn hay thảm nhung đều lựa chọn nhưng chi tiết cầu kỳ, tinh xảo và bắt mắt. Trong từng đường nét thiết kế đều toát vẻ sang trọng và mang đẳng cấp hoàng gia đến không ngờ.

Căn nhà phố này của khách hàng gồm có 4 tầng và tổng diện tích sàn lên tới 380m2, được xem là khá rộng rãi và thoáng đãng. Do đó gia chủ đã dành riêng một không gian để thiết kế phòng chuyên dùng tiếp khách. Tông màu nâu trầm phủ lên toàn bộ khu vực này, mang lại cảm giác ấm cúng và hơi hướng cổ điển. Bộ sofa bành trướng với thiết kế da nâu bóng loáng, gồm 1 ghế dài và 4 ghế đơn nhỏ. Phần tường cũng được ốp gỗ vân nâu và có chạy những chi tiết đường phào phủ màu vàng đồng. Phần trần nhà, gạch lát sàn hay thảm nhung đều lựa chọn nhưng chi tiết cầu kỳ, tinh xảo và bắt mắt. Trong từng đường nét thiết kế đều toát vẻ sang trọng và mang đẳng cấp hoàng gia đến không ngờ.

Khu vực phòng thờ trang trọng, riêng tư

Bất cứ gia đình người Việt nào cũng đều mang trong mình tâm thức và ý niệm gìn giữ nét đẹp truyền thống thờ cúng tổ tiên. Do vậy mà khách hàng của Home&Home cũng có nhu cầu đầu tư một không gian riêng tư, thiêng liêng để đặt bàn thờ gia tiên. Thiết kế gian phòng này hơi hướng hoài cổ, có tính phong thủy với hoạ tiết chạm gỗ khá điệu nghệ. Một chiếc bàn gỗ được bố trí thêm phía dưới bàn thờ để bày biện đồ cúng lễ của gia đình được thuận tiện hơn. Hệ thống đèn trần cũng được phân bổ đều nhằm giữ cho phòng thờ luôn sạch sẽ, sáng sủa và nghiêm trang.

Gia đình khách hàng khi nhận bàn giao hoàn thiện thi công thiết kế nội thất nhà phố Thanh Hà – Hải Dương đã vô cùng hài lòng với chất lượng sản phẩm mà chúng tôi mang lại. Nếu bạn cũng là người yêu mến phong cách tân cổ điển thì chắc chắn cũng phải siêu lòng trước từng đường nét trong mẫu thiết kế này. Hãy liên hệ với đội ngũ Home&Home để sở hữu ngay một không gian sống thật hoàn hảo và lý tưởng.

Để không bỏ lỡ các thiết kế thi công nội thất vui lòng truy cập: TẠI ĐÂY

HOTLINE: 0899 800 666 Gửi tin nhắn cho chúng tôi  TẠI ĐÂY

Nhà xe hỗ trợ đổi chuyến nhiệt tình. Dù đã sát giờ đón khách lên xe trung chuyển và quá hạn hủy vé, nhưng gọi điện để nghị đổi chuyến vẫn dc hãng hỗ trợ nhiệt tình, sắp xếp ghế ngồi đúng vị trí

Mouhya cùng hai người đồng hương nhìn quanh rồi mạnh dạn bước vào quán cơm trên phố Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội), trưa một ngày cuối tháng 10.

"Thật dễ chịu khi không còn ai nhìn chúng tôi hiếu kỳ như hồi mới đến", chàng trai 28 tuổi người Somali nói. Người bạn của Mouhya chìa điện thoại ghi tên mấy món ăn cho chị Nguyễn Thị Thảo (chủ quán) rồi lặng lẽ ngồi vào bàn.

"Họ không biết tiếng Việt nên chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng công cụ dịch trên điện thoại", chị Thảo giải thích.

Gần ba tháng qua, người dân các phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ không còn xa lạ với từng tốp đàn ông da đen đi lại trên phố hoặc làm thuê các công việc tay chân như rửa bát, bốc vác ở các vườn đào, quất.

Anh Đỗ Ngọc Hạnh, 36 tuổi, chủ một khu nhà trọ trên địa bàn cho biết những người này đa số đến từ các nước châu Phi như Nigeria, Ghana, Somali, đang trọ trong các căn hộ của anh.

"Hơn 150 người đang thuê trọ ở chỗ tôi. Họ gồm cả nam giới, phụ nữ sống một mình hay hộ gia đình có trẻ con", anh Hạnh nói. Cách đây hơn ba tháng có vài người nước ngoài đến thuê rồi mách nhau, nay cả ba ngôi nhà gần như kín chỗ.

Những người châu Phi này chủ yếu sang Việt Nam với ý định làm giáo viên tiếng Anh nhưng không tìm được việc nên làm lao động chân tay để kiếm sống.

"Họ nói các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam chỉ tuyển giáo viên bản ngữ nên rất khó xin việc. Một số khác chủ đích sang đây với hy vọng đổi đời do cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn", anh Hạnh nói.

Manfred Fregene, 42 tuổi, làm bốc vác từ khi mới đặt chân đến đây hồi tháng 5. Mỗi giờ anh được trả 50.000 đồng. Thu nhập trong ngày đủ để mua thức ăn cho 8 người con, 5 trai, 3 gái, từ 1-16 tuổi.

Fregene kể từng kinh doanh nhà đất ở Nigeria nhưng mấy năm nay kinh tế khó khăn, an ninh bất ổn. Mong có cuộc sống an toàn hơn, anh định đưa cả gia đình sang Canada nhưng cuối cùng lại chuyển hướng đến Việt Nam.

"Một số bạn bè tôi đang ở Việt Nam nói đây là một đất nước đáng sống, an toàn nên tôi muốn sang lập nghiệp", người đàn ông Nigeria nói. Thuê một phòng trong ngôi nhà ba tầng có thêm hơn chục đồng hương giúp gia đình anh bớt cảm giác sống ở xứ người.

Manfred Fregene và các con đã hết hạn visa từ hai tháng trước nhưng không thể về nước. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền mua vé máy bay và nộp phạt quá hạn visa", người đàn ông nói. Gia đình này cũng nợ tiền thuê trọ mấy tháng nay.

Ở nhà trọ cách Fregene khoảng 500 m, chị Deborah, 46 tuổi, người Nigeria, đến Việt Nam với kỳ vọng có thu nhập tốt để thay đổi cuộc sống.

5 tháng sang đây, Deborah kiếm được công việc dạy tiếng Anh ở Thái Bình, lương 450.000 đồng mỗi giờ. Vài tuần trước, trung tâm không ký tiếp hợp đồng trong khi visa còn hạn gần hai năm nữa nên Deborah thuê nhà trọ ở quận Tây Hồ chờ tìm việc.

Trong thời gian này, chị nhận làm mọi thứ từ phụ vữa, bốc vác cho đến dọn dẹp nhà cửa.

Mouhya sang Việt Nam từ tháng 8. Anh biết Việt Nam qua truyền thông và một số người bạn. "Tôi có kỹ năng về sư phạm. Khi còn ở Somali tôi là giáo viên nên muốn tiếp tục công việc này khi đến đây", chàng trai 28 tuổi nói.

Hai tháng đầu, anh làm giáo viên tiếng Anh ở ngoại thành Hà Nội, mỗi giờ được trả 420.000 đồng. Ba tuần nay Mouhya thất nghiệp. Mang kỳ vọng có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, nhưng tuần sau visa hết hạn, việc chưa tìm được, anh dự định sẽ về nước.

Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ quán cơm trên phố Tứ Liên, thường giúp những lao động châu Phi bằng cách thuê họ rửa bát, phụ nhặt rau để đổi cơm trưa, tối, dù đủ nhân viên.

Thi thoảng người dân quanh khu vực muốn tìm người phụ bốc vác, làm việc ở công trình xây dựng hay trên đồng ruộng, chị giới thiệu giúp.

"Họ thân thiện, nhiều người hiền lành nhưng bất đồng ngôn ngữ nên khó giao tiếp", chị nói.

Một người dân phường Tứ Liên cho biết từng thuê một số lao động châu Phi phụ giúp khi xây, sửa nhà. Nhược điểm của những lao động này là không thạo việc và khéo léo như người Việt, thường đòi giá cao hơn mặt bằng chung. "Tôi thuê họ vì muốn giao tiếp tiếng Anh chứ muốn công việc hiệu quả sẽ thuê lao động Việt", anh nói.

Chủ nhà trọ Đỗ Ngọc Hạnh cũng cho biết để giúp đỡ những người châu Phi thất nghiệp, anh và một số người bạn lập một nhóm chat trên Zalo giới thiệu việc làm.

Những người chịu gánh nặng cơm áo như anh Manfred Fregene hay chị Deborah có nhu cầu tìm việc thật và chăm chỉ. Số người khác ngại việc, trễ giờ và từng bị lừa nên hay mặc cả khi đi làm, khiến người thuê không hài lòng.

Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết có ghi nhận một bộ phận người châu Phi sinh sống trên địa bàn một thời gian dài. Do không tìm được việc làm theo đúng mục đích, nhóm người này phải bươn chải nhiều nghề như bốc vác, chạy việc vặt.

"Việc quản lý nhóm lao động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ không có công việc cố định", đại diện quận nói.

Ông cũng cho biết thêm, công an quận Tây Hồ đã liên hệ với các đại sứ quán quản lý các lao động trên để nắm thông tin. Với các trường hợp quá hạn visa, cơ quan chức năng đang thống kê và sắp xếp phương án đưa họ về nước.

Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết một số nước châu Phi có điều kiện kinh tế khó khăn nên người lao động có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm việc làm có thu nhập và cuộc sống tốt hơn.

Với các "xóm lao động châu Phi" ở Việt Nam, chính quyền cần kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên để biết tình trạng lao động và thời hạn visa, cũng như phối hợp chặt chẽ với đại sứ quán các nước để giải quyết những trường hợp phát sinh.

"Người châu Phi thật thà và thân thiện nhưng công việc không ổn định, thất nghiệp kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật", bà Nga nói.