Học Business Analyst Tại Fpt University Là Gì Ạ Ạ

Học Business Analyst Tại Fpt University Là Gì Ạ Ạ

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, vai trò của Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng. BA chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu kinh doanh, thiết kế giải pháp công nghệ và đảm bảo các giải pháp đó mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, vai trò của Business Analyst (BA) ngày càng trở nên quan trọng. BA chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu kinh doanh, thiết kế giải pháp công nghệ và đảm bảo các giải pháp đó mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp.

Anh có gặp sự cố gì trong công việc Business Analyst Manager?

Có. Có lần sau khi khách hàng họp bàn và chia sẻ ý tưởng, anh chưa hỏi ý khách hàng mà chuyển ngay ý tưởng đó cho team Việt Nam. Sau đó, team Việt Nam đặt nhiều câu hỏi cho Product Owner của khách hàng.

Kết quả là các bạn Product Owner của khách hàng không vui. Họ nói với anh là những gì họ chia sẻ mới chỉ là ý tưởng rất sơ khai, sau khi bàn bạc thảo luận có thể sẽ chọn ý tưởng khác, nên việc anh chuyển thông tin ngay cho offshore team có thể làm mọi thứ rối lên.

Từ đó, anh rút ra bài học là phải thận trọng hơn, khi thảo luận ý tưởng đạt đến một mức độ nhất định thì mình cần hỏi khách hàng là có thể chuyển thông tin cho offshore team được chưa. Họ đồng ý thì mình mới trao đổi với offshore team.

Tuy nhiên, đến giai đoạn requirement đã rõ ràng, anh thường khuyến khích các team member làm việc trực tiếp với Product Owner của khách hàng.

Gần đây, mô hình Agile/Scrum được áp dụng, đòi hỏi mỗi team member phải làm rất nhiều việc và phải có các kỹ năng: giao tiếp, tiếng Anh, khái quát vấn đề, và trình bày.

Đây là một trong những thứ mà nhiều bạn Developer và Tester ở Việt Nam thiếu. Vì vậy, anh luôn khuyến khích và hỗ trợ các bạn bổ sung những kỹ năng này để đi theo mô hình Agile trên thế giới.

Hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp cho học viên sau khi tốt nghiệp

SOM cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, giúp học viên định hướng và phát triển sự nghiệp phân tích dữ liệu kinh doanh. Các buổi tư vấn cá nhân và các hội thảo nghề nghiệp giúp học viên hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch phát triển bản thân và chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn.

Trong quá trình học, học viên sẽ có cơ hội gặp gỡ và kết nối với nhiều chuyên gia, doanh nhân và các học viên khác trong ngành. Mạng lưới quan hệ này không chỉ giúp học viên học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Học Business Analyst ở đâu để được cam kết giới thiệu việc làm?

Trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay đa số đều chưa có những chương trình đào tạo về BA chuyên nghiệp. Do đó các doanh nghiệp vẫn chưa sở hữu được đội ngũ BA đáp ứng được yêu cầu của họ.

Hiện nay, đang có rất nhiều các trung tâm đào tạo về BA những chủ yếu chỉ dừng lại ở những kiến thức lý thuyết chuyên môn mà chưa đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu tìm hiểu thực tế về nghề.

Xuất phát từ tình hình thực tế, VTI Academy đã triển khai chương trình đào tạo  Business Analyst. Với kinh nghiệm là đơn vị lâu năm trong đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp ở Việt Nam và Quốc tế, học viện sở hữu hệ thống giáo trình vô cùng chất lượng. Khi tham gia khóa học, học viên sẽ được đội ngũ giảng viên là các BA đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Không những chắc lý thuyết, các bạn còn nắm vững thực hành bởi trong suốt quá trình học, học viên sẽ tham gia vào các dự án có thật trong các công ty.

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự tin apply vào vị trí Business Analyst, đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp cho vị trí này.

Đặc biệt, VTI Academy cam kết giới thiệu việc làm với 100% các bạn học viên. Vì thế các bạn hãy yên tâm học tập nha!

Xem thêm:  Khóa học Business Analyst

Lý do bạn nên tham gia khóa học Business Analyst tại SOM

Chương trình đào tạo Business Analyst tại SOM có nhiều ưu điểm nổi bật, đảm bảo mang lại cho học viên trải nghiệm học tập chất lượng và hiệu quả.

Career path của một BA thì sẽ đi theo những con đường nào anh nhỉ?

Lúc trước, anh định hướng con đường nghề nghiệp làm BA của mình theo như road map tại IIBA. Anh nghĩ các bạn cũng có thể tham khảo tại đó, vì nó là chuẩn quốc tế. Có hai con đường riêng biệt dành cho những bạn junior và dành cho những bạn senior.

Có điều gì mà mọi người thường hiểu lầm về một BA?

Anh nghĩ cái mà nhiều người hiểu lầm là: khi nói đến BA, ai cũng nghĩ đến BA IT, nhưng đến khi anh làm BA rồi, và anh hiểu về công việc BA thì anh mới biết BA cần thiết cho mọi tổ chức chứ không chỉ riêng IT.

BA là Business Analyst. Thật sự trong cả chữ đó, không có chữ nào liên quan đến IT hết. (Cười)

Theo anh, định nghĩa của nghề BA là: “BA là người giúp định nghĩa ra những yêu cầu để có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.”

Ví dụ anh nói sales của tôi đang gặp vấn đề, và vấn đề đến từ việc đội ngũ sales chưa được chuyên nghiệp. Thì người BA chính là người giúp định nghĩa ra những yêu cầu để làm sao chuyển từ trạng thái ‘đội ngũ sales chưa chuyên nghiệp’ sang trạng thái ‘đội ngũ sales trở nên chuyên nghiệp’.

Có rất nhiều giải pháp cho yêu cầu này, không phải lúc nào vấn đề cũng được giải quyết bởi giải pháp phần mềm.

Giả sử bạn BA-1 sau khi phân tích thì thấy anh nên làm một phần mềm để training các bạn sales tốt hơn. Nhưng bạn BA-2 thấy rằng anh thuê toàn những bạn sales yếu kém nên đề nghị anh thay những bạn này bằng các bạn sales khác trưởng thành hơn.

Chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, cập nhật theo chuẩn mực quốc tế

Các khóa học được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo học viên tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới nhất. Chương trình liên tục cập nhật những xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đặc biệt các giảng viên đến từ các doanh nghiệp lớn sẽ mang đến cho khóa học các vấn đề thực tế gặp phải trong triển khai chuyển đổi số và các mô hình phù hợp để biến công nghệ thành điểm tựa vững chắc cho các quyết định.

Nếu có một tech guy muốn chuyển sang làm BA thì bạn ấy nên tiếp cận như thế nào ạ?

Thứ nhất, theo anh là mấy bạn QC có suy nghĩ gần với BA hơn. Nên nếu các bạn mới ra trường, có khả năng lập trình và các bạn cũng muốn chọn BA, thì bạn nên đi theo hướng QC, sau đó chuyển sang BA sẽ dễ dàng hơn.

Thứ hai là các bạn nên đi học và luyện tập nhiều về tiếng Anh.

Thứ ba là mặc dù chưa ai “phong” cho bạn chức danh BA, nhưng trong dự án, chắc chắn có nhiều lúc phát sinh những việc có tính chất giống với công việc của BA. Khi đó, các bạn cứ tự tin tình nguyện nhận công việc đó để mình tập làm quen.

Ví dụ thông thường trước dự án BA có một buổi trao đổi yêu cầu khách hàng cho cả team. Sau đó, BA chuyển qua viết yêu cầu khách hàng cho những dự án tiếp theo.

Thì nếu em là QC, em định hướng chuyển sang BA thì em hãy cố nghe kỹ mọi thông tin trong buổi họp đó hoặc em làm việc riêng với BA để hiểu thêm về yêu cầu khách hàng.

Tiếp theo, em nói với các bạn developer là: “bạn nào có gì không hiểu thì trước khi qua hỏi BA có thể hỏi tôi trước; nếu tôi không trả lời được, tôi sẽ qua hỏi BA để trả lời thêm cho các bạn.”

Tự nhận những trách nhiệm như vậy giúp em gần gũi và dễ dàng chuyển đổi công việc của mình hơn.

Business Analyst sẽ làm những công việc gì?

Với mức lương hấp dẫn như bên trên vậy một Business Analyst sẽ phải làm những công việc gì?

Công việc của business analyst được chia ra làm những giai đoạn như sau:

Anh có thể giải thích một chút Business Analyst là gì?

Business Analyst là người sẽ có rất nhiều giải pháp cho yêu cầu của khách hàng, không phải lúc nào vấn đề cũng được giải quyết bởi giải pháp phần mềm. Em có thể hiểu như vậy.

Riêng công việc Business Analyst của anh thì là Business Analyst IT. Tức là anh làm Business Analyst (BA) cho một công ty IT chuyên làm phần mềm cho những công ty khác. Tuy nhiên nghề BA nói chung khá là rộng, không phải chỉ có BA trong IT.

Những công việc chính hàng ngày của anh, một BA IT, bao gồm:

1. Làm việc với khách hàng để lấy yêu cầu, rồi chuyển cho team nội bộ. Điều thú vị ở đây là BA làm việc với khách hàng còn nhiều hơn cả PM. Và đôi khi, chính BA là người đủ thân thiết để có thể giúp công ty có thêm cơ hội hợp tác với khách hàng.

Như anh trong quá trình làm việc với nhiều khách hàng, anh từng phát hiện họ cần thêm những hệ thống khác. Anh giúp phân tích ưu nhược điểm của các hệ thống đó cho khách hàng, đưa ra nhiều giải pháp phần mềm cho họ. Tức là anh đã gián tiếp làm sales, đem lại project cho công ty.

2. Giao tiếp với team nội bộ, bao gồm chuyển thông tin và thảo luận về yêu cầu khách hàng, về dự án nói chung. Cụ thể hơn, BA phải làm việc với cả Developer, QC, PM.

Từng có một dự án, khi viết yêu cầu khách hàng xong, anh nhận ra rằng có một phần việc thuộc dự án khác của team khác, không phải team anh.

Lúc đó, anh trao đổi lại với bạn PM, rằng yêu cầu phát sinh này team anh có phải làm hay không, nếu làm thì tính tiền như thế nào, nếu làm thì nó có tác động gì đến những phần khác trong dự án của team không v.v…

3. Công việc về documentation, bao gồm việc viết và quản lý document. Quản lý document quan trọng vì document không phải viết một lần là xong, mà còn chỉnh sửa các kiểu.

Một dự án không chỉ có một document. Quản lý document nghĩa là phải làm sao để mọi người cùng biết đâu là bản cuối cùng, và khi có những thay đổi trong dự án thì nó ảnh hưởng đến document nào.