Lịch Vietnam Open 2024

Lịch Vietnam Open 2024

Hanoi Open Tourism là đơn vị được tạo dựng và phát triển bởi những người lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam, đến nay trải qua quá trình xây dựng và phát triển không ngừng, Hanoi Open Tourism đã trở thành một trong những hãng lữ hành uy tín hàng đầu trong lĩnh vực du lịch được đối tác, khách hàng luôn tín nhiệm và ủng hộ. Với phương châm “Không ngừng đổi mới” cùng chính sách đa dạng hóa sản phẩm và bảo đảm thực hiện đúng những cam kết của mình, Hanoi Open Tourism không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ theo chiều sâu, hiện nay các lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi ngày càng được mở rộng: kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, cung cấp vé máy bay, cho thuê các dòng xe du lịch đời mới từ 4-45 chỗ, dịch vụ lưu trú – nghỉ dưỡng, dịch vụ nhà hàng, văn phòng cho thuê, tổ chức sự kiện (MICE), Truyền thông du lịch.v.v… Hiện nay Hanoi Open Tourism cũng đã và đang tiếp tục xây dựng một hệ thống Văn phòng giao dịch tại Sapa, Huế, Nha Trang, Tp.Hồ Chí Minh và mạng lưới đại lý ở nhiều tỉnh thành của cả nước với mục tiêu “Trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách” đồng thời khẳng định là thương hiệu hàng đầu về chất lượng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. - Sứ mệnh: Hanoi Open Tourism luôn phấn đấu để giữ vị trí là một trong những Doanh nghiệp Lữ hành hàng đầu Việt Nam và khu vực về quy mô, chất lượng và uy tín. Tận tâm phục vụ những khách hàng, mang đến sự an toàn – niềm vui trong mỗi hành trình của du khách trong và ngoài nước. Tiếp tục truyền bá, phát huy, giữ gìn Văn Hóa Việt Nam. Với các nguồn lực dồi dào: tài chính vững mạnh, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn khắp nơi trên thế giới, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, Hanoi Open Tourism luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm du lịch giá trị nhất với phương châm “Luôn luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm và cảm nhận tuyệt vời nhất sau mỗi chuyến đi”. - Nhiệm vụ: Đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trong nước và quốc tế. - Trách nhiệm: Đảm bảo những giá trị lợi ích của khách hng cũng như thỏa mãn nhu cầu về an toàn trong ngành dịch vụ du lịch khi khách hàng sử dụng sản phẩm của Hanoi Open Tourism. Hanoi Open Tourism luôn coi trộng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Hanoi Open Tourism luôn tâm niệm: Khách hàng là giá trị cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào, là lý do duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính sách “khách hàng là người thân” được xem như kim chỉ nam soi đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và chia sẻ mong muốn của từng Quý khách hàng, mang lại cho Quý khách sự hài lòng về dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của từng nhân viên trong chuyến đi, sao cho mỗi dịch vụ đơn lẻ là một mắt xích kết nối hoàn hảo giá trị chuyến đi của Quý khách. Mỗi tình cảm, hạnh phúc hay mức độ hài lòng của Quý khách là một viên gạch xây dựng lên thành công và giá trị của Công ty.

Hanoi Open Tourism là đơn vị được tạo dựng và phát triển bởi những người lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo với hoạt động kinh doanh ban đầu là tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nước ngoài vào tham quan Việt Nam, đến nay trải qua quá trình xây dựng và phát triển không ngừng, Hanoi Open Tourism đã trở thành một trong những hãng lữ hành uy tín hàng đầu trong lĩnh vực du lịch được đối tác, khách hàng luôn tín nhiệm và ủng hộ. Với phương châm “Không ngừng đổi mới” cùng chính sách đa dạng hóa sản phẩm và bảo đảm thực hiện đúng những cam kết của mình, Hanoi Open Tourism không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ theo chiều sâu, hiện nay các lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi ngày càng được mở rộng: kinh doanh du lịch trong và ngoài nước, cung cấp vé máy bay, cho thuê các dòng xe du lịch đời mới từ 4-45 chỗ, dịch vụ lưu trú – nghỉ dưỡng, dịch vụ nhà hàng, văn phòng cho thuê, tổ chức sự kiện (MICE), Truyền thông du lịch.v.v… Hiện nay Hanoi Open Tourism cũng đã và đang tiếp tục xây dựng một hệ thống Văn phòng giao dịch tại Sapa, Huế, Nha Trang, Tp.Hồ Chí Minh và mạng lưới đại lý ở nhiều tỉnh thành của cả nước với mục tiêu “Trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách” đồng thời khẳng định là thương hiệu hàng đầu về chất lượng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp. - Sứ mệnh: Hanoi Open Tourism luôn phấn đấu để giữ vị trí là một trong những Doanh nghiệp Lữ hành hàng đầu Việt Nam và khu vực về quy mô, chất lượng và uy tín. Tận tâm phục vụ những khách hàng, mang đến sự an toàn – niềm vui trong mỗi hành trình của du khách trong và ngoài nước. Tiếp tục truyền bá, phát huy, giữ gìn Văn Hóa Việt Nam. Với các nguồn lực dồi dào: tài chính vững mạnh, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn khắp nơi trên thế giới, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, Hanoi Open Tourism luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm du lịch giá trị nhất với phương châm “Luôn luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm và cảm nhận tuyệt vời nhất sau mỗi chuyến đi”. - Nhiệm vụ: Đổi mới sáng tạo và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trong nước và quốc tế. - Trách nhiệm: Đảm bảo những giá trị lợi ích của khách hng cũng như thỏa mãn nhu cầu về an toàn trong ngành dịch vụ du lịch khi khách hàng sử dụng sản phẩm của Hanoi Open Tourism. Hanoi Open Tourism luôn coi trộng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường, phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh trên tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Hanoi Open Tourism luôn tâm niệm: Khách hàng là giá trị cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào, là lý do duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính sách “khách hàng là người thân” được xem như kim chỉ nam soi đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi luôn luôn lắng nghe và chia sẻ mong muốn của từng Quý khách hàng, mang lại cho Quý khách sự hài lòng về dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của từng nhân viên trong chuyến đi, sao cho mỗi dịch vụ đơn lẻ là một mắt xích kết nối hoàn hảo giá trị chuyến đi của Quý khách. Mỗi tình cảm, hạnh phúc hay mức độ hài lòng của Quý khách là một viên gạch xây dựng lên thành công và giá trị của Công ty.

Tác động của chính sách nông nghiệp hiện nay

Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp cho đến nay vẫn gắn liền với chiến lược thúc đẩy tăng trưởng thông qua mở rộng diện tích, tăng số lượng cây trồng, khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và phụ thuộc nhiều vào lao động và các yếu tố hóa học trong sản xuất (phân bón và thuốc trừ sâu) mà không quan tâm nhiều đến tính bền vững.

Biểu 6: Lượng tiêu thụ NPK trên héc ta đất canh tác tại một số nước Châu Á (kg). Nguồn: World Development Indicators.

Kết quả là tăng trưởng đang chậm lại, dựa trên số lượng hơn là chất lượng và giá trị gia tăng. Tăng trưởng GDP nông nghiệp giảm từ 4,17% năm 2002 xuống 4,01% năm 2011; còn 2,72% vào năm 2012 và 2,67% vào năm 2013.[1] Tỷ lệ nghèo không còn giảm đáng kể như trước, đây là một xu hướng mới sau nhiều năm có tỉ lệ nghèo trung bình giảm 2% hàng năm.

Ở thời điểm hiện tại, khó có thể thấy rõ sự cải thiện về lợi ích từ công cuộc giảm nghèo, những lợi ích hiện có chủ yếu đến tay người Kinh và những người ở khu vực thành thị và đồng bằng. Bất bình đẳng giữa các vùng miền đã và đang gia tăng; nghèo đói ngày càng tập trung ở các cộng đồng dân tộc thiểu số và người không có đất. Ngoài ra, thành tựu kinh tế đi kèm với thiệt hại về môi trường, như phá rừng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và mất đa dạng sinh học, suy thoái đất và ô nhiễm nước. Những hậu quả này là thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam trên con đường đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Biểu 7: Điểm nóng môi tường nông nghiệp Việt Nam. Nguồn: Ngân hàng thế giới.

Ngành nông nghiệp hiện đang đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Trong khi hội nhập quốc tế và xu hướng tiêu dùng thay đổi đã mở ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, ngày càng có nhiều lo ngại vấn đề đạo đức trong sản xuất thực phẩm, an toàn và nguồn gốc thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có động lực tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa và đổi mới công nghệ được coi là phương tiện hiệu quả nhất để khắc phục những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, tăng chi phí lao động và đầu tư vốn thấp. Biến đổi khí hậu và những hệ lụy từ môi trường vẫn đang là một thách thức, do các tác động bất lợi đến sản xuất, đòi hỏi phải có các điều chỉnh và thích ứng phù hợp. Nhận thức rõ về tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) đã tích hợp nội dung giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào tất cả các kế hoạch và chiến lược của mình, bao gồm Khung chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2008-2020, Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu cho phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và gần đây nhất là Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2021-2030 của Bộ NN & PTNT.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện Chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013, và kế hoạch cập nhật 2017, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi từ sản xuất theo định hướng số lượng sang kinh doanh nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị gia tăng với chi phí môi trường thấp. Nói cách khác, chương trình này có mục tiêu giúp ngành nông nghiệp “tăng giá trị, giảm đầu vào”, tức là đạt được giá trị kinh tế với ít nguồn lực hơn (tài nguyên, nhân công). Để làm được điều này sẽ cần phải sử dụng đất và nước hiệu quả cao hơn, chuyển đổi sang thực hành nông nghiệp dựa trên kiến ​​thức và kỹ năng nhiều hơn, tận dụng tốt hơn lợi thế kinh tế theo quy mô và phạm vi trong chuỗi giá trị, và thay đổi cơ bản về chức năng và hiệu quả hoạt động của chính phủ. Sự chuyển đổi này cần những cải cách kinh tế trên quy mô lớn hơn, bao gồm những thay đổi trong chính sách vĩ mô và chính sách ngành (ví dụ về sử dụng đất) và thay đổi trong các thể chế (ví dụ như hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các tổ chức liên quan đến khoa học và công nghệ), sự phối hợp của các bên liên quan cùng với sự phân cấp phân quyền và điều phối của Chính phủ.

Quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua là một câu chuyện thành công đáng chú ý. Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhờ thực hiện cải cách kinh tế toàn diện và chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Đô thị hóa đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Việt Nam, với tỷ lệ dân số sống ở các thị trấn và thành phố tăng từ ít hơn 20% năm 1990 lên hơn 37,55% vào năm 2022. Việt Nam đã phát triển dựa vào thị trường lao động dày đặc và hiệu quả quần tụ bằng cách tập trung nhân lực, kỹ năng và hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị, qua đó hơn một nửa GDP quốc gia được đóng góp bởi khu vực này.

Trên thế giới, “đô thị” được định nghĩa khác nhau và không có một định nghĩa chung nào. Các báo cáo và dữ liệu của Liên Hợp Quốc liên quan đến đô thị hóa dựa trên định nghĩa của mỗi quốc gia cho “đô thị” như: ngưỡng dân số tối thiểu, mật độ dân số, sự phát triển cơ sở hạ tầng hoặc loại hình việc làm, v.v. Ủy ban Châu Âu áp dụng định nghĩa phân loại trung tâm đô thị, cụm đô thị và nông thôn đối với tất cả các quốc gia (Trung tâm đô thị: phải có tối thiểu 50.000 dân cộng với mật độ dân số ít nhất là 1500 người/km2 hoặc mật độ diện tích xây dựng lớn hơn 50%. Cụm đô thị: phải có tối thiểu 5.000 dân cộng với mật độ dân số ít nhất 300 người/km2. Nông thôn: dưới 5.000 dân).

Việt Nam áp dụng định nghĩa và tiêu chí về đô thị theo quy định trong Nghị định 42/2009/ND-CP. Theo đó, các đô thị phải có chức năng đô thị, có sức chứa tối thiểu 4.000 dân, có lao động phi nông nghiệp chiếm ít nhất 65% lực lượng lao động và đáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng quy định.

Việt Nam phân loại đô thị thành 6 loại theo quy mô và mức độ phát triển theo hệ thống hành chính, bao gồm: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V, việc phân loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 868 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V.

Đô thị hóa gắn liền với sự di cư của người lao động và gia đình họ từ nông thôn ra thành thị, cũng như sự chuyển đổi của các cá nhân từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ trong các trung tâm đô thị. Ngoài ra, tăng trưởng dân số tự nhiên góp phần vào những thay đổi về nhân khẩu học ở khu vực thành thị.

Bối cảnh đô thị Việt Nam được đặc trưng bởi sự hiện diện của hai cực đô thị, một ở phía Bắc và một ở phía Nam đất nước. Cực đô thị phía Bắc bao gồm Hà Nội và các tỉnh lân cận, mở rộng ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải phía Bắc. Trong khi đó, cực đô thị phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm, tác động lan tỏa khắp Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các trung tâm đô thị này đóng vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước; nổi lên là những khu vực sôi động và dễ tiếp cận về mặt địa lý nhất, đóng góp chung tới 80% trong tổng việc làm công nghiệp và dịch vụ, sản xuất và lợi nhuận ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tập trung này đã dẫn đến sự phân bố đô thị hóa không đồng đều giữa sáu vùng địa lý của cả nước.

Cả nước có 37,4 triệu người sống ở thành thị, tương đương 37,55% dân số cả nước vào năm 2022. Việt Nam vẫn ở mức độ đô thị hóa thấp so với các nước láng giềng ở châu Á. Tuy nhiên, quỹ đạo phát triển cho thấy sự gia tăng ổn định, phù hợp với xu hướng toàn cầu. Dự báo cho thấy, đến năm 2040, hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ cư trú ở khu vực thành thị, đạt 57,3% vào năm 2050.

Sau Đổi Mới – cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng nhanh nhưng đã chững lại kể từ năm 2010-2015, phản ánh tốc độ di cư từ nông thôn ra thành thị đang chậm lại. Nếu như năm 2009, số người chuyển đến khu vực thành thị trong 5 năm trước đó là 3,3 triệu thì đến năm 2014, con số này đã giảm xuống còn 2,7 triệu. Tăng trưởng dân số thành thị được thúc đẩy bởi các khu vực đô thị chiếm ưu thế về kinh tế – TP.HCM, Hà Nội và các khu vực lân cận.

Dòng người đổ đến hai cực đô thị – Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực xung quanh đã làm gia tăng áp lực về việc làm, nhà ở và an sinh xã hội, với tỷ lệ nhập cư cao hơn đáng kể so với mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nhập cư ở hai thành phố này cao gấp 2,7 lần mức trung bình cả nước và gấp 5,3 lần so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ở các đô thị của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhà ổ chuột là rất thấp (Hình 6), nhờ vào các quy định linh hoạt cho phép các hoạt động xây dựng tự phát, chi phí thấp và cho thuê nhà ở quy mô nhỏ.

Đô thị hóa và tăng trưởng dân số gây áp lực đáng kể lên các khía cạnh của xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, nguồn lực, dịch vụ, sự gắn kết xã hội; và môi trường. Ùn tắc giao thông do số lượng lớn các phương tiện ngày một gia tăng, thải ra môi trường một lượng lớn bụi và khí thải. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm do rất nhiều các hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt đang xả thải không đáp ứng được nhu cầu và thiếu sự đồng bộ. Các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ tập trung tại các thành phố làm gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí và dịch bệnh. Hệ sinh thái ở nhiều đô thị bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển đô thị như tình trạng san lấp ao hồ, thu hẹp không gian xanh, công viên. Các thành phố – đầu mối của phát triển, cũng phải vật lộn với tác động của biến đổi khí hậu. Ở vùng đồng bằng và ven biển, tình trạng ngập úng thường xảy ra ở các đô thị và có xu hướng mở rộng và gia tăng. Đồng thời, các đô thị miền núi phải đối mặt với tình trạng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, vv.

Chính phủ Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đô thị hóa như đã vạch ra tại Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQCP. Mục tiêu hướng đến là tỷ lệ đô thị hóa đạt ít nhất 45% vào năm 2025 và vượt mức 50% vào năm 2030. Về mặt kinh tế, các khu vực đô thị được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 75% GDP quốc gia vào năm 2025 và 85% vào năm 2030. Các mục tiêu trong tương lai bao gồm phát triển ít nhất 5 khu đô thị quốc tế được kết nối liền mạch với mạng lưới khu vực và toàn cầu vào năm 2045.

Đô thị hóa vẫn là một hợp phần quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam, những cải cách hiện nay là cần thiết để đưa quá trình này đi theo một quỹ đạo hiệu quả và bền vững hơn. Các ưu tiên bao gồm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là quản lý rủi ro lũ lụt và phát triển hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Phân bổ nguồn lực cho các thành phố, cùng với các biện pháp giải quyết các rủi ro về khí hậu và tính bền vững, là điều bắt buộc để đảm bảo hành trình đô thị hóa của Việt Nam tiếp tục thành công.