Qatar có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 191,85 tỷ USD. GDP tăng trưởng 2%/năm. 60% GDP của nước này từ dầu mỏ.
Qatar có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 191,85 tỷ USD. GDP tăng trưởng 2%/năm. 60% GDP của nước này từ dầu mỏ.
Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:
GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.
GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
Theo dữ liệu từ IMF, năm 2023, xét 6 quốc gia có quy mô kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (ASEAN-6) thì Singapore đang là quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất với mức 84.730 USD/người, đứng đầu khu vực và nằm trong top 5 toàn cầu.
Malaysia đứng thứ hai trong nhóm ASEAN-6 với 12.570 USD/người, Thái Lan đứng thứ ba với 7.340 USD/người.
Các quốc gia còn lại có GDP bình quân đầu người dưới 5.000 USD/người, lần lượt là Indonesia (4.940 USD/người), Việt Nam (4.320 USD/người) và Philippines (3.870 USD/người).
Nếu tính trung bình 10 năm trở lại đây (2014-2023), tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Việt Nam cao nhất nhóm với 6%/năm. Nhưng đáng ngạc nhiên là dù đã có GDP bình quân đầu người ở mức rất cao thì Singapore vẫn duy trì được tốc độ tăng trung bình lên tới 5%/năm.
Cá biệt, theo dữ liệu IMF, năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng tới 33% so với năm trước, hồi phục từ mức giảm 9% của năm 2020. Năm 2021 cũng là năm quy mô kinh tế của Singapore đạt mức tăng trưởng kỷ lục trên 7%, mạnh nhất kể từ năm 2010.
Sang năm 2022, GDP bình quân đầu người Singapore vẫn tiếp tục tăng 11% và chỉ mới chững lại từ năm 2023, giảm nhẹ 4%.
Các quốc gia còn lại trong nhóm có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình thấp hơn lần lượt là Indonesia và Philippines (khoảng 3%/năm) sau đó là Malaysia và Thái Lan (2%/năm).
Là một cảng nước sâu quan trọng và một trung tâm giao thương quốc tế, Singapore còn có chính sách kinh tế mở cửa và thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và hoạt động kinh doanh. Sự ổn định chính trị và pháp luật cũng làm tăng tính hấp dẫn của Singapore đối với các nhà đầu tư. Singapore cũng duy trì mức thuế thấp so với nhiều quốc gia khác.
Đất nước này đang sở hữu hàng loạt tập đoàn hàng đầu DBS Group Holdings (tập đoàn ngân hàng hàng đầu ở Singapore và khu vực Đông Nam Á), Singapore Telecommunications Limited (Singtel, viễn thông), Jardine Matheson Holdings (đa ngành), United Overseas Bank Limited (UOB, ngân hàng), Singapore Airlines Limited (SIA, hãng hàng không chất lượng hàng đầu thế giới)...
Ngoài hệ thống tài chính và logistic hiện đại và phát triển, bao gồm các ngân hàng, trung tâm tài chính, cảng biển và sân bay quốc tế, Singapore cũng không ngừng thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và sáng tạo thông qua việc hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và công nghệ mới. Điều này giúp Singapore duy trì sự cạnh tranh và tiếp tục phát triển trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tiếp tục phát triển, Singapore có thể sẽ phải đối mặt thách thức và giải quyết các vấn đề về môi trường, giao thông và chất lượng cuộc sống, cũng như các thay đổi về mặt chính trị.