Ngày môi trường thế giới là một dịp để chúng ta nhìn nhận, xem xét hành động của mình. Vậy môi trường thế giới là ngày nào? Ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để có thêm thông tin chi tiết nhé!
Ngày môi trường thế giới là một dịp để chúng ta nhìn nhận, xem xét hành động của mình. Vậy môi trường thế giới là ngày nào? Ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để có thêm thông tin chi tiết nhé!
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, con người có thể ứng dụng nó, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong thực tế cũng có rất nhiều dự án nghiên cứu cũng như đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường. Đây là việc làm quan trọng, cần thiết để Việt Nam hội nhập Quốc tế bền vững trên chặng đường dài phía trước.
Hiện nay, các sản phẩm tự phân huỷ hoặc có thể tái chế được nhiều người ưa dùng. Tại các siêu thị, quán ăn đã chuyển sang túi giấy, túi vải, cốc giấy, ống hút tre,… Đây là một hành động có ý nghĩa lớn lao, cao cả trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Ngày môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1972 đến nay là 51 năm. Trong thời gian đó, các tổ chức đã có nhiều nỗ lực để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Kết quả đạt được nhiều thành tựu nổi bật và tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Mỗi năm, chủ đề ngày môi trường có sự thay đổi dựa trên tình hình thực tế. Trong năm 2023, chủ đề môi trường liên quan đến việc bảo vệ và giảm thiểu tác động của chúng ta đến thiên nhiên. Một số chủ đề có thể được đưa ra trong ngày môi trường thế giới, cụ thể:
Đứng trước tình trạng khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cần đặt ra nhiều giải pháp để ngăn chặn. Ngày môi trường 2023 có thể tập trung hành động nhằm giảm thiểu sự tác động của con người đến biến đổi khí hậu.
Tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, chúng ta cần tập trung để phục hồi sự đa dạng ở các nước, khu vực trên thế giới.
Hiện nay, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người. Vì vậy, cần có biện pháp, hành động để có thể sử dụng những tài nguyên này một cách bền vững.
Ở Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên có thể tận dụng như sức gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời,… Ngày môi trường 2023 khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng này để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên.
Đây là một vấn đề nan giải, là một bài toán khó đối với các nước trên thế giới. Hiện nay, rác thải nhựa là một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người. Bởi lẽ đó mà ngày môi trường thế giới năm nay sẽ hướng tới mục tiêu này để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Mục đích của ngày môi trường là một lời nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đồng thời có hành động giải quyết những vấn đề tồn đọng khiến môi trường suy thoái và ngày càng ô nhiễm. Trên thế giới, ngày môi trường mang ý nghĩa quan trọng để nâng cao nhận thức người dân.
Đây cũng là cơ hội khuyến khích công dân bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thi. Mặt khác, môi trường thế giới cũng là ngày để các tổ chức chính phủ chia sẻ kế hoạch, giải pháp hướng con người bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, ngày môi trường thế giới còn tạo ra sự kết nối giữa các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Điều này tạo nên một động lực lớn lao, cùng chung tay dựng xây môi trường lành mạnh, bền vững.
Trong ngày này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam có những hoạt động sôi nổi. Mục đích chung là hướng tới bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững.
Ngày môi trường thế giới có hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ hưởng ứng với các hoạt động đa dạng. Trong đó nổi bật với các hoạt động như: Trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tổ chức các cuộc thi bảo vệ môi trường, chế tạo sản phẩm từ rác thải,…
Các hoạt động này nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Mọi người đều hồ hởi, chung tay ngăn chặn ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng ứng sôi nổi trong ngày môi trường thế giới. Nhà nước, các cơ quan, tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động như: treo khẩu hiệu nhằm tuyên truyền hành động, vệ sinh nơi mình sinh sống, trồng nhiều cây xanh, phân loại rác thải,…. Đồng thời có các hoạt động hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững như đề ra chiến lược, nhiệm vụ, đề án,…
Mặc dù, ngày môi trường thế giới được tổ chức hàng năm nhưng vẫn có một số thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Chúng tôi sẽ giải đáp chúng trong phần dưới đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn:
Đây là một trong những việc quan trọng, cần làm để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính cuộc sống của con người. Phân loại rác thải để có thể xử lý chúng sao cho hiệu quả, phù hợp, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Chúng ta cần phân loại rác thải theo yêu cầu sau:
Ngày Trái Đất như là một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 bởi thượng nghệ sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Đây là ngày nâng cao nhận thức và hành động để bảo tồn giá trị môi trường tự nhiên của trái đất.
Trên đây là toàn bộ thông tin nguồn gốc, ý nghĩa của ngày môi trường thế giới cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên giúp mọi người hiểu hơn về ngày này cũng như có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Hãy theo dõi Hoàng Hà Mobile để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!
XEM THÊM: Ngày hoàng đạo là gì? Cách xem ngày hoàng đạo ra sao?
Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức vào ngày 5/6 hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn cầu.
Ngày Môi trường Thế giới là ngày nào?
Ngày Môi trường Thế giới là ngày lễ môi trường toàn cầu được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 hàng năm. Ngày này được Liên Hợp Quốc tạo ra nhằm tăng cường nhận thức về các vấn đề môi trường quan trọng và khuyến khích mọi người và tổ chức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tạo ra môi trường bền vững hơn.
Nguồn gốc Ngày Môi trường Thế giới
Về nguồn gốc, ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm của Thụy Điển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) đã chính thức công bố sự kiện trọng đại này và được hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng từ năm 1972 đến nay.
Vào dịp này, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được đẩy mạnh tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau vào mỗi năm.
Góp mặt tham gia từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng rất tích cực ngày hội lớn của thế giới này. Nhờ đó, nước ta có nhiều hoạt động ý nghĩa để dân tộc Việt Nam tham gia hưởng ứng, chung sức bảo vệ môi trường xanh. Đến nay, nước ta đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp.
Ý nghĩa Ngày Môi trường Thế giới
Ngày Môi trường Thế giới có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Đây chính là sự kiện giúp cả thế giới cùng nhau khơi lại nguồn cảm hứng, thúc đẩy tư tưởng và hướng về môi trường sống, cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường.
Mỗi năm sẽ có mỗi thông điệp chính thức khác nhau về ngày Môi trường Thế giới do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc quyết định và được thông tin đến các quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Thông điệp ấy sẽ bao gồm định hướng về các vấn đề môi trường và bảo vệ không gian xanh được đưa ra để tất cả các quốc gia đều đồng lòng ký kết thực hiện.
Việc tổ chức Ngày Môi trường Thế giới cũng mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, Ngày Môi trường Thế giới nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của môi trường và tác động tiêu cực của hoạt động con người đối với hành tinh. Qua đó, giúp tăng cường ý thức về trách nhiệm cá nhân và cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường.
Thứ hai, đây là ngày khuyến khích mọi người và tổ chức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Các hoạt động bao gồm trồng cây, dọn dẹp môi trường, giảm rác thải, sử dụng năng lượng tái tạo, và hưởng ứng các chương trình bảo vệ môi trường.
Thứ ba, Ngày Môi trường Thế giới gợi nhớ cần phải xây dựng môi trường bền vững để đảm bảo sự phát triển của con người và bảo vệ các loài sống. Việc bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tương lai của hành tinh cho các thế hệ tới.
Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm 2024
Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 là ngày 05/6/2024.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn 2964/BTNMT-TTTT ngày 09/5/2024 tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05 tháng 6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024.
Theo Công văn 2964/BTNMT-TTTT ngày 09/5/2024 thì Ngày Môi trường thế giới 05/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050.
Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience), ngày Môi trường thế giới năm 2023 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Poster hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024.
Tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2024, ngày 9/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2964/BTNMT-TTTT gửi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05 tháng 6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024. Các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng sự kiện môi trường thế giới.
Ngày 3/6, tại Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 và phát động Xây dựng mô hình Hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2024-2030.
Tại Lễ phát động, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị kêu gọi sự tham gia của các cấp, các ngành, cùng toàn thể người dân dân cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chung tay “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”, “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển” bằng những việc làm cụ thể. “Quyết tâm nói không với túi nilon và đồ nhựa dùng một lần ngay từ bây giờ”; vận động gia đình, người thân “Không xả rác, chất thải ra môi trường; phân loại, xử lý rác, bỏ rác đúng nơi quy định”, hướng tới việc “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa trong xây dựng nông thôn mới tại Quảng Trị. (Ảnh: Môi trường và Đô thị)
Tại Hà Nội, Ngày Môi trường Thế giới là dịp các trường học, cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước cùng nhìn lại, ghi nhận và thúc đẩy các hành động chung tay vì một Hà Nội xanh, là cơ hội để huy động sức mạnh cá nhân và tập thể cùng chung tay xây dựng TP Hà Nội xanh, sạch, thực hiện mục tiêu tạo nền kinh tế xanh cho tương lai phát triển bền vững, hướng đến một thành phố khỏe mạnh và đáng sống.
Sáng 3/6, tại Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc (quận Ba Đình, Hà Nội), Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường với thông điệp “Chung tay hành động vì Hà Nội Xanh”.
Sự kiện được tổ chức với mong muốn huy động sự tham gia rộng rãi của hệ thống chính trị - xã hội, tổ chức, cộng đồng; tăng cường hiệu quả truyền thông, tạo tính lan tỏa nhanh trên diện rộng góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn xã hội; cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.
Các đại biểu phát động chương trình hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: Môi trường và Đô thị)
Sau lễ phát động, các đại biểu tiếp tục tham gia Toạ đàm Ngày Môi trường Thế giới tại Hà Nội. Tại toạ đàm, các diễn giả đã trình bày tham luận về vấn đề chất lượng không khí, ảnh hưởng của chất lượng tới cuộc sống và một số sáng kiến, đề xuất toàn cầu về nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Ngày 2/6, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND huyện Mỏ Cày Nam tổ chức chương trình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024, hưởng ứng Phong trào “Trồng cây nhớ Bác”, góp phần thực hiện thành công Đề án Trồng cây xanh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trịnh Minh Khôi - Phó Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre cho biết, Với mục tiêu xây dựng “Bến Tre xanh”, một địa phương đáng sống trong tương lai, nhân Ngày Môi trường thế giới 2024, Sở TN&MT Bến Tre mong muốn cùng chung tay với các Sở, ban, ngành, địa phương và người dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân; thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể như tham gia Đề án trồng 10 triệu cây xanh, Đề án “Bến Tre xanh”; tăng cường triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến 2025 có 139/139 xã (tỷ lệ 100%) đạt tiêu chí 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
“Đất là sự sống của chúng ta. Cùng chung tay thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, quản lý rác thải, kiểm soát các nguồn thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, góp phần phục hồi và bảo vệ đất cũng chính là bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Tôi mong rằng, mỗi chúng ta sẽ có những hành động thiết thực và những đóng góp cụ thể để hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc nhân Ngày Môi trường thế giới 2024” - ông Trịnh Minh Khôi, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre kêu gọi.
Lực lượng đoàn viên thanh niên Bến Tre tham gia trồng cây xanh. (Ảnh: Tài nguyên và Môi trường)
Cũng tại buổi lễ phát động, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cũng đã kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên nông dân hãy tích cực tuyên truyền lan tỏa ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào "Trồng cây nhớ Bác”, phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024, nêu cao ý thức cộng đồng để bảo vệ cây xanh, chung tay góp sức xây dựng quê hương Bến Tre đạt mục tiêu xây dựng Bến Tre "Xanh - Thân Thiện - Năng động - Nghĩa tình", xây dựng Bến Tre trở thành địa phương đáng sống.
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024:
1. Hãy chủ động ứng phó, tăng cường khả năng thích ứng với hạn hán.
2. Mỗi người đều có thể góp phần phục hồi đất bị suy thoái.
3. Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
4. Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ sinh thái toàn cầu.
5. Hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta! Hãy hành động ngay bây giờ cho một tương lai bền vững.
6. Ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.