Truyền Hình K+ Đà Nẵng

Truyền Hình K+ Đà Nẵng

Tầng K, Tòa CT2, Khu Đô Thị Yên Hòa, Số 3 Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Hà Nội

Tầng K, Tòa CT2, Khu Đô Thị Yên Hòa, Số 3 Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Hà Nội

ĐĂNG KÝ TẠI TỔNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIETTEL

SỐ HOTLINE TỔNG ĐÀI TRUNG TÂM (24/24)

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh còn lại

Giống như K-pop và phim truyền hình Hàn Quốc hiện đã có quy mô “phủ sóng” quốc tế, các chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc thời gian qua đã chứng tỏ có sức thu hút không kém với thế giới.

Loạt chương trình truyền hình thực tế đầu tiên thuộc nhóm chủ đề sinh tồn (survival game) của Hàn Quốc có tên Physical 100 sau khi ra mắt không lâu đã gây tiếng vang lớn và hiện đang nằm trên cùng trong top 10 game show thực tế không phải tiếng Anh được xem nhiều nhất trên Netflix với hơn 45 triệu giờ xem.

Tháng 10-2021, ông Yoo Ki Hwan, người quản lý nội dung của Netflix Korea, nhận được email từ một người lạ. Người này tiến cử nhiệt thành với Netflix một game show mới liên quan tới 100 thí sinh cùng cạnh tranh trong các thử thách khắc nghiệt để giành giải thưởng lớn trị giá 300 triệu won (khoảng 315.000 USD, khoảng 6,3 tỷ đồng) - khoản tiền đủ khiến ông Hwan dừng lại nghĩ ngợi. “Người lạ” gửi email chính là ông Jang Ho Gi, nhà sản xuất chương trình tại đài MBC tiếng tăm của Hàn Quốc. Và giờ thì ông Jang đã thành “người quen” của Netflix khi Physical 100 trở thành nội dung “hit” mới nhất của họ.

Physical 100 được xây dựng theo format một game sinh tồn với sự tham gia của các vận động viên xuất sắc nhất của Hàn Quốc… Họ sẽ tranh tài về sức mạnh thể chất trong các thử thách khắc nghiệt của show. Theo trang Hollywood Reporter, tính tới tuần thứ 3 của tháng 2-2023, Physical 100 đã đứng đầu danh sách top 10 các chương trình truyền hình không phải tiếng Anh của Netflix với hơn 45 triệu giờ xem.

Từ thành công của Physical 100, Netflix cho biết sẽ ra mắt ít nhất 8 show thực tế không có kịch bản trước của Hàn Quốc trong năm nay. Dịch vụ truyền hình Internet này không giấu diếm tham vọng có thể đưa truyền hình thực tế của xứ sở kim chi vươn tới những thành công giống như những gì họ đã làm với phim truyền hình Hàn Quốc ở bộ phim Squid Game (Trò chơi con mực).

“Các show thực tế của Hàn Quốc thực sự không thể vươn xa trước khi Netflix bắt đầu đưa chúng ra toàn cầu”, ông Don Kang, Phó Chủ tịch phụ trách nội dung của Netflix tại Hàn Quốc, nhận định. “Có một vài cách để chúng tôi giúp các chương trình truyền hình dễ hiểu hơn với khán giả quốc tế, không chỉ về mặt sáng tạo, mà có thể là việc sử dụng chữ trên màn hình và các phụ đề”, ông Don Kang nói thêm, cho rằng dù đó chỉ là những vấn đề chiến thuật nhưng đã tạo ra rất nhiều khác biệt.

Có một thực tế, mặc dù “ông trùm” giải trí của Hàn Quốc là Công ty CJ E&M trong thập kỷ qua đã có doanh thu lớn từ việc bán show thực tế ra thế giới nhưng cũng chỉ vài năm trở lại đây công ty này mới nhận thấy sự quan tâm tăng vọt của quốc tế với các show này. Show thi hát I Can See Your Voice của họ đã bán được tại 27 nước, trong đó có Mỹ; chương trình Grandpas Over Flowers với hành trình khám phá châu Âu của các diễn viên Hàn Quốc trong độ tuổi 70 hay 80 đã bán được tại 12 nước và trở thành chương trình đầu tiên loại này được đài NBC (Mỹ) chọn phát sóng. Hay như chương trình âm nhạc I-LAND cũng đã được đề cử giải Emmy năm 2021.

Rõ ràng xu hướng đón nhận tích cực đó cũng sẽ khiến nhiều nhà sản xuất nội dung Hàn Quốc suy nghĩ lại về quy mô khán giả cũng như cách thực hiện các show sao cho vừa có nội dung hấp dẫn, lại vừa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để nội dung đó có thể tiếp cận khán giả toàn cầu.

Trần Đắc Luân (theo Hollywood Reporter)